Phiên bản bộ Công an Việt Nam Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam

Ngày 31 tháng 7, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.[4] Ngoài ra, chương trình thời sự 19 giờ của Đài truyền hình Việt Nam ngày 3 tháng 8 năm 2017 đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói về việc đầu thú của mình tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.[13] Báo "die Zeit" nhận xét, tình trạng chưa rõ ràng là phim được quay trong cảnh huống nào[14]. Cho đến nay (7 tháng 8) theo phiên bản này, chưa có thêm tin tức nào cho biết, ông Thanh 10 tháng qua ở đâu, có ra nước ngoài không, nếu có thì bằng cách nào, ai giúp đỡ, và về Việt Nam bằng cách nào như đã từng được thông báo trong trường hợp ông Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines đưa đến vụ bắt giam những người giúp đỡ như em trai ông, nguyên phó giám đốc Công an Hải Phòng đại tá Dương Tự Trọng và Thượng tá Vũ Tiến Sơn, Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hải Phòng.[15] Ngày 7 tháng 8, bị can Trịnh Xuân Thanh bị tạm giam. Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an, việc tạm giam là để phục vụ điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Trịnh Xuân Thanh còn bị điều tra về tội tham ô tài sản trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.[16]

Truyền thông chính thức của nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 8 vẫn tiếp tục đưa bài viết cho là ông Thanh tự ra đầu thú: "Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình." [17]

Có thắc mắc là tại sao bộ trưởng Phạm Bình Minh lại im lặng không đối đáp với tuyên bố của đồng nghiệp mình (Sigmar Gabriel) ở Đức.[18]

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 17 tháng 8 tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc. Tôi xin khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển khu vực và thế giới." [19]

Báo chí Việt Nam

Tuần báo Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh số 462

"Sau khi đầu thú, các cơ quan có trách nhiệm Việt Nam đã công khai đơn xin tự thú viết tay của Trịnh Xuân Thanh để xác thực tin tức, mặt khác khẳng định Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn tự nguyện về nước đầu thú. Đơn viết tay và hình ảnh hoàn toàn không bị đe dọa của Trịnh Xuân Thanh là chứng cứ hiển nhiên cho việc tự nguyện đầu thú. Ấy vậy mà thất vọng trước sự sụp đổ kế hoạch bẩn thỉu nhằm phá hoại Việt Nam, một chiến dịch vu cáo Việt Nam đã được dựng lên." [20]

Tòa án Việt Nam

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ vào ngày 6 tháng 2 năm 2018 về những đại án đã, đang và sẽ xét xử, cũng cho là "Trịnh Xuân Thanh về đầu thú".[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40790917 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40816890 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40893673 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43393346 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43888056 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43949432 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43963258 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43963265 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43994004 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44027113